Xem Nhiều 3/2023 #️ Bài Thuốc Chữa Cảm Lạnh Hiệu Quả Bằng Y Học Cổ Truyền # Top 11 Trend | Visuantoancuaban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Bài Thuốc Chữa Cảm Lạnh Hiệu Quả Bằng Y Học Cổ Truyền # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thuốc Chữa Cảm Lạnh Hiệu Quả Bằng Y Học Cổ Truyền mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tại sao lại bị cảm lạnh và nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân phổ biến là do cơ thể chúng ta ko đủ ấm vì những lí do như mặc ko đủ ấm, tắm nước lanh, dầm mưa hoặc thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh.

Triệu chứng của bênh cảm lạnh.

Ho, hắt hơi, sổ mũi , đau cácx xương khớp và người cảm thấy mệt mỏi.

Phương pháp chữa cảm lạnh bằng y học cổ truyền

Tóc rối 1 nắm, gừng giã nát sao với rượu, tóc rối tẩm gừng rượu còn nóng, xát nhẹ trên da khi nào thấy da phớt hồng là được. Vị trí: Cột sống từ gáy cổ xuống thắt lưng, ở giữa và hai bên cột sống, từ giữa trán sang hai bên thái dương, gan lòng bàn tay và bàn chân, bụng và ngực.

Cám gạo 1 bát con, rang thơm, bọc vào miếng vải mềm xát vào các vị trí như cách 1. Khi cám nguội lại rang nóng, xát đến khi da hồng thì thôi.

Trứng gà luộc chín kỹ, bóc vỏ gói vào miếng vải mềm cùng với đồng bạc; cách xát làm như cách 1; nếu bị cảm khi bỏ ra thấy đồng bạc bị xám xịt.

Dùng gừng rượu sao nóng hoặc xoa dầu nóng; lấy miệng bát có bờ nhẵn hoặc tiền bạc, cạo nhẹ ở 2 bên cột sống đến khi da nổi màu hồng. Nếu bị cảm nặng, vết cạo có các nốt lấm chấm hoặc vết máu bầm.

Bài thuốc uống

Củ gấu (hương phụ) 8 g, tía tô 8 g, vỏ quýt 4g, cam thảo nam 8 g. Các vị trên sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần.

Tía tô 15 g, rau má 12 g, bạc hà 19 g, củ hành tươi 10 g, cam thảo đất 8 g, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia làm 2 lần, uống nóng.

Bột xuyên khung 50%, bột củ gấu 30%, bột tế tân 20%, tán bột dập thành viên 0,5 g, mỗi ngày uống 10 đến 20 viên, chia làm 2 lần.

Lá tía tô 50%, kinh giới 20%, bạch chỉ 10%, bạc hà 10%, gừng 10%, dùng lá sao khô, tán bột, rây mịn, hòa mật ong hoặc đường mía, vê thành viên, mỗi lần uống 4 đến 8 g, ngày 2 lần, uống xong ăn cháo hành tía tô nóng cho ra mồ hôi. Trẻ em dùng bằng nửa liều người lớn.

Gạo tẻ 1 nắm, gạo nếp 1 nắm, hành tăm, tía tô, kinh giới, gia vị vừa đủ. Gạo ninh nhừ, nấu loãng vừa phải. Thái nhỏ hành, tía tô, kinh giới, lấy lòng đỏ trứng gà cho tất cả vào bát to, đổ cháo đang sôi vào trộn đều, ăn nóng.

Gồm 3 loại lá: Lá có tinh dầu giúp sát trùng đường hô hấp như chanh, bưởi, sả, bạc hà, tía tô; lá có tác dụng kháng sinh như hành, tỏi; lá có tác dụng hạ sốt như tre, duối, cúc tần. Tùy theo dược liệu ở từng địa phương, có thể thay đổi các vị thuốc cho phù hợp.

Dùng nồi to, đun nước sôi, bỏ các vị thuốc vào, lấy lá chuối bịt kín rồi đậy nắp vung lại, đun sôi 5 phút thì bắc ra. Bệnh nhân ngồi trên giường hoặc rải chiếu dưới đất, đặt nồi nước xông bên cạnh, dùng chăn mỏng trùm kín người, chỉ mặc đồ lót cho mồ hôi thoát ra. Khi xông thì chọc thủng vài lỗ lá chuối để cho hơi thoát ra.

Nếu không có lá chuối thì mở nắp vung từ từ, mồ hôi ra đến đâu, lấy khăn khô lau sạch. Thời gian xông từ 5 đến 10 phút, khi bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và ra mồ hôi thì thôi. Xông xong lau khô mồ hôi, thay quần áo rồi ăn bát cháo nóng có hành, tía tô.

Cách này dùng trong trường hợp cảm lạnh không ra mồ hôi. Không được áp dụng cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 15 tuổi, người già bị suy kiệt, bệnh nhân thiếu máu, tiêu chảy mất nước, rong kinh, rong huyết.

Nguồn: Bài thuốc chữa cảm lạnh hiệu quả bằng y học cổ truyền

Y Học Cổ Truyền Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Sen Hiệu Quả

Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây sen

Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội hướng dẫn bài thuốc lấy sem làm thuốc

Chữa mất ngủ: lá sen non 50-100g rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Dùng khô 50g hãm hoặc sắc uống.

Chữa băng huyết, chảy máu cam: lá sen tươi 40g, rau má sao 12g, thái nhỏ, sắc uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa suy nhược cơ thể ở người bị viêm phế quản mạn tính: tâm sen 10g; đan bì, ý dĩ, sinh địa, bạch thược, đảng sâm mỗi vị 12g; quy bản, mạch môn, ngũ vị tử mỗi vị 10g; trần bì, chích cam thảo mỗi vị 6g; đại táo 4 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa tiểu đường: tâm sen 8g; thạch cao 20g; sa sâm, thiên môn, mạch môn, hoài sơn, bạch biển đậu, ý dĩ mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ho ra máu: ngó sen 20g, bách hợp 20g, cỏ nhọ nồi 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống 2 lần trong ngày.

Chữa nôn ra máu, kinh nguyệt không đều: ngó sen 20g, củ gấu (rang cháy) 12g tán bột mịn, trộn với mật ong hoàn viên bằng hạt đỗ đen. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 viên với nước ấm.

Chữa sốt xuất huyết: ngó sen 30g, rau má 30g, mã đề 20g. Tất cả để tươi, sắc uống.

Chữa rong huyết: hoàng cầm, a giao, sơn chi tử, địa du, ngó sen mỗi vị 12g; quy bản 24g, mẫu lệ 20g, sinh địa 16g, địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa tiểu tiện ra máu: ngó sen, tiểu kế, mộc thông, bồ hoàng sao, đạm trúc diệp, sơn chi tử mỗi vị 12g; sinh địa 20g, hoạt thạch 16g, chích cam thảo 6g, đương quy 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa băng huyết: ngó sen sao, tam lăng, nga truật, huyết dụ, bồ hoàng sao mỗi vị 8g; bách thảo sương 6g. Sắc uống.

Chữa rong huyết: Gương sen (sao cháy tồn tính), rau má (để tươi), kinh giới (sao đen) mỗi vị 20g; ngải cứu (sao đen), cỏ nhọ nồi (để tươi), bách thảo sương mỗi vị 12g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày.

Hoặc dùng bài: Gương sen đốt tồn tính, hoa phù dung lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước cơm.

Chữa tiểu đường: Gương sen 500g, cỏ may 1.000g thái nhỏ, sắc với nước thành cao lỏng (lấy 700ml), thêm 300ml rượu. Lắc đều được 1 lít thành phẩm. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-30ml.

Chữa tăng huyết áp: Gương sen, kinh giới tuệ lượng bằng nhau, đốt tồn tính, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm hoặc nước cháo, ngày uống 3 lần.

Hoặc dùng 1 trong 2 bài thuốc sau: Gương sen 2 cái, buồng cau điếc 40g. Hai vị cắt nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước còn 50ml chia 2 lần, uống trong ngày;

Gương sen 2 cái, hương phụ 80g, hai vị sao cháy tồn tính, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g.

Chữa đại tiện ra máu: cỏ bấc 8g, vỏ bưởi (bỏ cùi trắng) 15g, mộc thông 8g; gương sen, tinh tre, cỏ seo gà, vỏ cây vải, hồng hoa mỗi vị 20g. Các vị thuốc thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 50ml, thêm 15ml mật ong, uống vào lúc đói bụng.

Trị ho ra máu: ngó sen 30g, bột tam thất 3g, trứng gà tươi 1 quả. Ngó sen thái mỏng, đánh đều cùng bột tam thất trứng gà, thêm 100ml nước hấp cách thủy cho chín, ăn nóng.

Thuốc bổ tỳ vị, giúp tiêu hóa, giảm mệt mỏi, mất ngủ, miệng khô, háo khát: ngó sen tươi 150g, gạo nếp 50g, đường phèn vừa đủ, thêm nước nấu cháo.

Chữa chứng nóng trong, cồn cào, tiểu buốt, tiểu rắt: ngó sen 30g, củ sinh địa 30g, cho vào máy xay sinh tố, lấy nước, thêm ít muối, vài giọt chanh, uống mát.

Giải độc rượu: ngó sen (khô) 12g, sắc uống.

Chữa chảy máu cam: ngó sen, lá hẹ ép lấy nước, hâm nóng, uống.

Chữa đầy bụng, tiêu chảy: bột ngó sen, gạo tẻ nấu thành cháo, chia ăn trong ngày.

Cách Trị Cảm Nắng Hiệu Quả Theo Y Học Cổ Truyền

Cách trị cảm nắng hiệu quả theo Y học cổ truyền

Cháo đậu xanh, lá dâu: đậu xanh (cả vỏ) 50g, lá dâu non 16g, lá tía tô 12g. Rửa sạch đậu xanh nấu chín (có thể cho 1 ít gạo tẻ vào), cho dâu, lá tía tô đã thái nhỏ vào, đun sôi tiếp 5-10 phút nữa. Ăn khi cháo nguội để tránh ra mồ hôi nhiều. Công dụng: chữa cảm nóng có sốt cao, mồ hôi ra dâm dấp, miệng khô, khát, nước tiểu vàng.

Cháo lá bạc hà sơ tán phong nhiệt trị cảm nắng nóng, đau đầu, sốt, mắt đỏ….

Cháo lá bạc hà: lá bạc hà 10g, gạo lức 100g. Rửa sạch lá bạc hà đun với 200ml nước còn 100ml, bỏ bã, lấy nước. Gạo đãi sạch, cho nước nấu cháo đặc; khi cháo vừa chín tới, cho nước thuốc vào, tiếp tục đun sôi 1-2 lần nữa là được. Ngày 1 bát chia ăn 2-3 lần. Người dạ dày hư hàn nên ăn ít. Công dụng: sơ tán phong nhiệt trị cảm nắng nóng, đau đầu, sốt, mắt đỏ, họng sưng đau do cảm phong nhiệt mùa hè.

Cháo đậu xanh, lá sen: đậu xanh 30g, lá sen ¼ lá, gạo lức 100g. Rửa sạch đậu xanh cho vào nồi nấu trước. Khi chín cho gạo và lá sen vào, nấu cháo loãng. Ngày 1 bát chia ăn 2-3 lần. Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử bồi bổ sức khỏe, trị cảm nắng nóng, ngực khó chịu, đầu căng.

Cháo hạt ngưu bàng: hạt ngưu bàng 15g, gạo lức 50g. Cho 250ml nước vào hạt ngưu bàng đun sôi còn 100ml, bỏ bã, lấy nước rồi cho gạo đã đãi sạch vào, đổ thêm nước nấu cháo. Ngày ăn 2 lần, ăn nóng. Người dạ dày hàn, khí hư không dùng. Công dụng: sơ tán phong nhiệt giải độc thấu chẩn, lợi niệu, tiêu phù, trị ngoại cảm phong nhiệt, ho, táo bón, nóng lở loét.

Cháo đậu xanh bách hợp: đậu xanh 50g, bách hợp tươi 50g, gạo lức 100g. Đậu xanh, bách hợp rửa sạch, nước vừa đủ cho 2 thứ vào nấu trước; khi chín cho gạo vào nấu cháo loãng, ngày 1 bát chia ăn nhiều lần. Người cảm phong hàn không nên dùng. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc trừ ho trị cảm nắng, nóng.

Nước quả trám: quả trám tươi bỏ hạt 60g, hành củ 15g, gừng tươi 10g, tía tô 10g. Các thứ rửa sạch cho vào nồi với 1 lít nước lã đun sôi còn 400ml, vớt bỏ bã cho 1 ít muối. Uống trong ngày. Công dụng: giải biểu, tán hàn, trừ cảm, sốt, đau đầu, hắt hơi, chảy nước mũi.

Trà phòng cảm cúm: lá nhãn 100g, lá bạch đàn 100g, rửa sạch phơi khô, bóp vụn, hoa hòe 20g, trộn đều cho vào lọ để dùng dần. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê trà hãm với 200ml nước sôi, chắt ra hãm lần 2, chia uống nhiều lần trong ngày.

Lương y: Đình Thuấn

Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh về khớp thường gặp ở những người lớn tuổi. Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà dùng bài thuốc y học cổ truyền thích hợp để chữa trị.

Bài thuốc điều trị sốt do nắng nóng bằng quả me.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm loét dạ dày.

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp.

Do vi khuẩn, virut, dị nguyên nhưng chưa được xác định rõ ràng.

Giới tính và tuổi tác: Bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn (70-80% bệnh nhân là nữ) và ở những người trên 30 tuổi (60-70%).

Do di truyền: Bệnh cũng có tính di truyền.

Các yếu tố khác khiến bệnh nặng thêm như cơ thể suy yếu, môi trường ẩm thấp, cơ thể bị nhiễm lạnh…

Trên lâm sàng chia làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu: chủ yếu là viêm 1 khớp (trong đó 1/3 số bệnh nhân viêm một trong các khớp nhỏ ở cổ tay, bàn tay, ngón tay);

+ Giai đoạn rõ rệt (toàn phần): chủ yếu là các khớp nhỏ ở bàn tay, ngón tay, cổ tay hoặc bàn chân cổ chân. Cũng thường có ở khớp gối, khớp khuỷu. Các khớp khác xuất hiện muộn.

Bệnh viêm khớp dạng thấp trong Y học cổ truyền được xếp vào phạm vi chứng tý, tùy từng giai đoạn mà có bài thuốc y học cổ truyền điều trị phù hợp.

1. Giai đoạn đầu: thuộc phạm vi phong hàn thấp tý.

Nguyên nhân do ở tuổi trung niên, cân cơ đã bắt đầu suy yếu lại thêm làm việc chân tay quá sức dẫn tới mệt mỏi hoặc bị chấn thương. Do vậy, hàn thấp phong thâm nhập đốc mạch ở vùng cơ khớp gây bệnh.

Phép chữa: khu phong, tán hàn trừ thấp thông lạc.

Bài thuốc 1: xấu hổ 16g; dây đau xương, thổ phục linh, dây gắm, hy thiêm, ngưu tất đều 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: khương hoạt, phòng phong đều 6g, sinh khương 5 lát, đương qui, xích thược, khương hoàng, hoàng kỳ, quế chi tất cả đều 6g, cam thảo 4g, đại táo 2g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu bệnh nhân có biểu hiện sưng nóng trong giai đoạn đầu hoặc thời kỳ tiến triển của bệnh theo Đông y là do các tà khí ở trong mạch lạc lâu hoá hoả gây nên, khi đó ở ngoài có hàn, ở trong có nhiệt. Dùng bài thuốc: quế chi 8g, bạch thược 12g, ma hoàng 8g, phụ tử 4g, gừng 5 lát, bạch truật 12g, phòng phong 12g, tri mẫu 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

2. Giai đoạn rõ rệt (lúc bệnh thường có teo cơ biến dạng khớp)

Phép trị: bổ can thận, khu phong tán hàn trừ thấp thông kinh lạc.

Bài thuốc gồm: đương qui, thục địa, hà thủ ô, đỗ trọng, độc hoạt, hy thiêm, thổ phục linh, đẳng sâm, kê huyết đằng đều 12g, ngưu tất, xuyên khung 8g; kim ngân, quế chi 6g, can khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu trên lâm sàng có biến dạng khớp song chụp Xquang chưa thấy dính khớp thì có thể kết hợp xoa bóp và châm cứu để giảm đau.

Ngoài ra, tuỳ giai đoạn của bệnh mà mỗi ngày người bệnh có thể tự xoa bóp các khớp để đỡ đau và khớp đỡ cứng giúp vận động dễ dàng hơn. Bệnh nhân cũng có thể tự tập các động tác cho khớp bàn tay đơn giản như: cài 10 đầu ngón tay vào nhau, đẩy thẳng ra phía trước (hoặc lên đầu), lòng bàn tay hướng ra ngoài (hoặc lên trên) để điều chỉnh lại sự hài hoà của các gân cơ co duỗi các ngón tay.

Theo: Sức khỏe đời sống.

Nguồn từ: yhoccotruyenvn.com

Bạn đang xem bài viết Bài Thuốc Chữa Cảm Lạnh Hiệu Quả Bằng Y Học Cổ Truyền trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!