Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Món Ăn Quý Hơn Thuốc Dành Cho Người Bị Tăng Huyết Áp Và Bệnh Mạch Vành mới nhất trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngoài việc dùng thuốc cho các chứng bệnh huyết áp, mạch vành, các món ăn được chế biến từ các cây thuốc nam có tác dụng rất lớn trong việc điều trị mà không gây tác dụng phụ.Bệnh mạch vành là do lắng đọng mỡ ở lớp dưới nội mạc của động mạch vành tim, xơ vữa tiến triển dần dần hình thành cục máu đông, làm hẹp hoặc tắc ống động mạch, gây nên thiếu máu và oxy đến nuôi dưỡng cơ tim.
Bệnh thường gặp ở người già, căn cứ vào biểu hiện bệnh mà có thể phân thành: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim cấp tính…
Các yếu tố gây nên bệnh mạch vành như cao huyết áp, cholesterol (mỡ) máu cao, hút thuốc lá, tiểu đường, béo phì, ít vận động, căng thẳng thần kinh…
1. Dong riềng đỏ + tim lợn
Bài thuốc: Dong riềng đỏ (bất kể là lá, hay thân hoặc củ đã sao thơm): 40g + 01 quả tim lợn.
Cách dùng: cho Dong riềng đỏ và tim lợn (bổ đôi) vào nồi đun sôi cho đến khi quả tim chín, để nguội rồi dùng cả nước và tim. Thông thường dùng lần đầu tiên bệnh nhân sẽ thấy đỡ đến 50%, người nặng thì dùng bài thuốc này đến lần thứ 3 sẽ thấy nhẹ hẳn như không mắc bệnh. Duy trì ăn mỗi tuần 01 quả, sau 01 tháng sẽ ổn định.
Lưu ý: Dùng được cho tất cả các chứng bệnh về tim mạch.
Phương thuốc: Hành tây 200 gram, một chút hành hoa.
Cách làm: Hành tây rửa sạch thái đoạn, cho dầu vào chảo xào lên rồi rắc chút hành hoa lên trang trí.
Công dụng: tư can ích thận, hoá trọc khứ ứ, lợi thấp giải độc.
Chủ trị: bệnh mạch vành, cao huyết áp, cholesterol máu cao.
Phương thuốc: Hành tây 150 gram, thịt lợn nạc 50 gram.
Cách làm: rửa sạch thịt, thái miếng mỏng, cho dầu vào chảo đảo qua thịt rồi cho hành tây vào cùng xào, nêm thêm chút gia vị.
Công dụng: tư can ích thận, hoá trọc khứ ứ, lợi thấp giải độc.
Chủ trị: bệnh mạch vành, cao huyết áp, cholesterol máu cao.
Đào nhân và Sơn tra
Phương thuốc: Đào nhân 150 gram, Sơn tra 50 gram, đường trắng 150 gram.
Cách làm: đầu tiên ngâm đào nhân trong nước 40 phút, rồi xay nhuyễn. Sơn tra rửa sạch để vào niêu đất, cho nước vào đun 30 phút sau đó vớt bỏ bã, đem cô đặc còn 1000 ml, thêm đường trắng, khuấy cho tan rồi từ từ cho đào nhân đã xay vào, đảo đều, đun đến khi sôi là được.
Liều dùng: Ngày dùng 60 ml, chia làm 2 phần cho trưa và tối sau bữa ăn.
Công dụng: bổ thận, nhuận tràng, tiêu thực tích, tán huyết ứ.
Lưu ý: không dùng cho phụ nữ có thai
Nguồn: chúng tôi
8 Món Ăn Bài Thuốc Và 8 Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Tăng Huyết Áp
9 triệu người chết vì huyết áp mỗi năm
Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm đang có xu hướng xu hướng gia tăng mạnh, và ngày càng trẻ hóa đối tượng mắc bệnh. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Các số liệu từ WHO cho thấy, mỗi năm có đến 17,5 triệu người chết vì các bệnh tim mạch, trong đó có trên 9 triệu người chết vì tăng huyết áp (và các biến chứng của bệnh).
Theo thống kê, hiện đã có khoảng 1 tỷ người trên thế giới mắc chứng tăng huyết áp và có thể con số này sẽ leo thang lên 1.56 tỷ người vào năm 2025. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đang tăng rất nhanh trong những năm trở lại đây, với hơn 40% người lớn bị tăng huyết áp áp trong năm 2016. Như vậy, cứ trung bình trong 10 người lớn Việt thì có đến 4 người bệnh.
8 loại thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp
#1.Tỏi: Đây là thực phẩm có lợi cho hệ tim mạch con người, giúp hạ huyết áp và duy trì chỉ số huyết ổn định ở mức an toàn. Mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 2 tép tỏi sống, hoặc có thể uống dấm ngâm tỏi (5ml). Ngoài ra, trong các món ăn bạn cũng nên chế biến thêm tỏi như một gia vị kích thích.
#2. Hành: Hành cũng như tỏi, có tác dụng rất tích cực với người bị tăng huyết áp. Bạn có thể ăn hành ngâm dấm, hành xào, luộc, hoặc nêm nếm hành vào các món ăn chính khác.
#4. Mộc nhĩ: Lấy 6g mộc nhĩ đen hoặc 10g mộc nhĩ trắng, nấu nhừ sau đó thêm ít đường phèn (khoảng 10g) vào, ăn nóng trong ngày. Cách này giúp huyết áp ổn định.
#6. Đậu Hà Lan và đậu xanh: Hai loại đậu này là siêu thực phẩm dành cho người bệnh cao huyết áp. Bạn có thể ép nước giá đậu Hà Lan uống thường xuyên, hoặc lấy đậu xanh hầm với hải đới ăn như các món bình thường.
Khổ qua rừng: Ngoài công dụng hạ mỡ máu, hạ đường huyết, khổ qua còn rất tốt cho người huyết áp cao. Bạn có thể ăn khổ qua sống, nấu canh, hoặc luộc, làm trà uống.
Cải cúc (tần ô): Đây là loại rau rất phổ biến, hương rất thơm, vị đặc trưng, chứa nhiều tinh dầu, acid amin, có tác dụng hạ huyết áp và thanh sáng đầu óc hiệu quả. Bạn có thể nấu canh hoặc ép cải cúc uống (50ml/ngày).
Cần tây: Từ xa xưa, cổ nhân đã dùng cần tây để trị bệnh tăng huyết áp như một liều thuốc quý từ thiên nhiên. Bạn có thể dùng nước ép cần tây hoặc xào cần với thịt bò để dùng thường xuyên nhằm hạ huyết áp. Liều lượng ít nhất 4 cây cần tây/ngày.
Cà rốt: Mỗi ngày uống 200ml nước ép cà rốt rất có lợi cho người bị tăng huyết áp. Ngoài nước ép, có thể dùng theo dạng sinh tố hoặc nấu canh.
Cà chua: Đây là loại quả rất phổ biến và bình thường cũng đã xuất hiện trong bữa ăn người Việt. Nếu bị tăng huyết áp và có biến chứng xuất huyết đáy mắt, bạn nên ăn nhiều hơn loại quả này 1 chút (1-2 quả/ngày). Có thể chế biến đa dạng nhưng đừng làm nước sốt.
Cà tím: Loại trái này chứa rất nhiều vitamin P, có tác dụng tích cực trong việc giúp thành mạch máu mềm mại, và dự phòng được tình trạng rối loạn vi tuần hoàn – triệu chứng thường gặp với người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp…
Đa số các loại trái cây đều là thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp, vì trong trái cây chứa nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất, dưỡng chất cần thiết khác, giúp duy trì một hệ tim mạch khỏe mạnh. Trừ các loại trái cây mang tính nóng như sầu riêng, mít, xoài, nhãn, vải… nên hạn chế ăn, thì còn lại trái cây đều có thể đưa vào thực đơn mỗi ngày.
Một số loại trái cây ngon phổ biến người bệnh nên ăn gồm:
– Táo to (còn gọi là trái bom)
– Lê
– Chuối tiêu
– Dưa hấu, dưa chuột
– Trái nho…
8 món ăn bài thuốc tốt cho người bệnh cao huyết áp
Với những thực phẩm cho người bệnh cao huyết áp trên trên, người bệnh có thể tùy nghi chế biến sao cho hợp khẩu vị và đảm bảo các yếu tố về gia vị. Xin gợi ý đến bạn một vài món ăn cơ bản dễ làm:
#1. Bột đậu xanh trộn vừng đen: Lấy vừng đen và đậu xanh rửa sạch, sao thơm vàng. Sao xong bạn tán 2 loại hạt thành bột, pha ăn như bột ngũ cốc bình thường, mỗi lần pha 50g, ngày 2 lần. Món này trị huyết áp cao rất hiệu quả.
#2. Thị bò xào cần: Xào 20g thịt bò và 100g cần tây với tỏi, nêm nếm gia vị nhạt vừa miệng. Món này nên ăn nóng và tuần ăn tầm 2 – 3 lần là được. Nếu không có cần tây, bạn thay bằng cần ta cũng không sao, hiệu quả vẫn tích cực.
#3. Canh bí xanh (bí đao): Canh bí đao là món ăn rất tốt cho người bệnh tăng huyết áp. Món này bạn nên nấu cùng thịt vịt hoặc thịt ngan, hầm chín mềm và nêm gia vị hành mùi bài bản. Ngoài tác dụng hạ huyết áp, canh bí đao hầm thịt còn giúp giải khát, thanh lọc cơ thể, trị nhiệt miệng và giúp ngủ ngon.
#5. Canh tân ô cá thát lát: Nấu 150g tần ô với 100g cá thát lát thành canh. Món này ăn ngon hấp dẫn, giúp hạ áp do âm huyết hư, tiêu đàm, giáng hỏa và đặc biệt có tác dụng kiện tỳ vị, trị ho tức ngực.
#6. Rau má nấu canh thịt heo: Muốn hạ huyết áp nội nhiệt và thanh nhiệt cơ thể, mát gan giải độc, bạn nên nấu canh rau má với thịt heo bằm, tỷ lệ 1:1. Người bị tăng huyết áp, nóng trong, khó ngủ có thể dùng món này như một bài thuốc.
#7. Cà tím om đậu phụ: Om 150 cà tím với 50g đậu phụ, 50g thịt ốc nhồi. Món này cực kì thích hợp cho người tăng huyết áp có triệu chứng hoa mắt ù tai, đau đầu, mặt đỏ. Nên ăn nóng để giữ được vị ngon và thơm.
– Hạn chế ăn thức ăn nhanh, lòng đỏ trứng gà, da và nội tạng động vật (não, gan, lòng, thận…)
– Hạn chế ăn thịt dê, thịt gà, thịt chó, thịt đỏ, mỡ động vật, bánh kẹo ngọt…
– Khi nấu ăn nêm nếm ít lại các gia vị nồng như gừng, ớt, tiêu, mì chính, hạ nêm…
– Kiêng ăn dưa muối, kiêng ăn mặn, chế biến món ăn nên hạn chế dùng muối. Vì muối là nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng tăng huyết áp trở nên nguy hiểm. Mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ từ 3-7gr muối để đảm bảo an toàn cho sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp.
– Kiêng hút thuốc, uống rượu bia (có thể dùng chút rượu vang), hạn chế dùng chất kích thích như cà phê, trà đặc…
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc duy trì một lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên và ăn ngủ đúng giờ đủ giấc, cũng là điều bạn nên thiết lập. Cố gắng ngủ đủ 8 tiếng, uống từ 2 lít nước mỗi ngày và luôn giữ tinh thần vui vẻ… cách này sẽ giúp bạn hạ và kiểm soát được tối đa căn bệnh của mình.
Tổng hợp từ internet
Chế Độ Ăn Uống Cho Người Bị Huyết Áp Thấp
Huyết áp thấp hay tụt huyết áp là trường hợp những người có trị số huyết áp tối đa dưới 90 mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người bệnh nhưng để lâu ngày có ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan khác. Bên cạnh việc điều trị, chúng ta cần chú ý đến chế độ ăn uống cho người bị huyết áp thấp để cải thiện căn bệnh nhanh chóng.
Chế độ ăn uống cho người bị huyết áp thấp
1/ Người bị huyết áp thấp nên ăn gì?
* Những người hay bỏ bữa hay khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa cũng dẫn đến tình trạng giảm trương lực mạch máu và giảm hàm lượng mạch máu, khiến mạch máu bị giảm đi sự đàn hồi và dẻo dai gây tụt huyết áp. Người bị huyết áp thấp nên ăn đủ bữa, nhất là ăn sáng với những thực phẩm tốt cho hệ tim mạch để giúp máu lưu thông được dễ dàng.
Tuy nhiên, người bệnh cũng nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ với các thực phẩm chứa protein như ngũ cốc, bánh quy; các vitamin C như cam, quýt, thơm và vitamin nhóm B như sữa, thịt, cá… để cơ thể tăng cường trao đổi chất, cải thiện trí nhớ tốt. Tránh để cơ thể cảm thấy đói vì dễ làm đường huyết bị hạ đột ngột.
* Trái ngược với bệnh cao huyết áp, người bị tụt huyết áp được dùng các thực phẩm chứa nhiều muối hơn, khoảng 10-15g trong một ngày. Lượng natri trong muối có thể giúp huyết áp tăng dần, tuy nhiên, đối với trường hợp người bị bệnh tim thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
* Người bị huyết áp thấp có thể bổ sung trà đặc hay cà phê, tuy nhiên không nên lạm dụng sẽ gây hiệu quả xấu.
* Mật ong, sữa, nước chanh đường cũng là những thực phẩm người bị tụt huyết áp nên bổ sung.
* Tránh để cơ thể thiếu nước, uống đủ lượng nước cần thiết khoảng 10 cốc mỗi ngày, nhất là sau khi tập thể thao hay khi thời tiết nắng nóng để cung cấp kali và natri cho cơ thể.
* Đối với những người bệnh huyết áp thấp do thiếu máu thì nên tăng cường chất sắt trong các thực phẩm như gan động vật, thịt nạc, tôm cá, ngũ cốc, nấm hương, nấm mèo, rau dền, rau đay, nước nho, bột tam thất, long nhãn, hạt sen, táo tàu, quả dâu, lựu, táo…để cải thiện tình trạng thiếu máu.
* Đối với những người hay chán ăn, có thể tăng thêm các gia vị để kích thích vị giác như hành, tỏi, gừng, tiêu, bơ, dấm, rượu vang… để kích thích dạ dày tiết dịch, thúc đẩy tiêu hóa, kiện tỳ, làm mạch máu hưng phấn tăng huyết áp.
* Cà chua: có tác dụng hạ huyết áp, khi người bệnh huyết áp thấp sử dụng sẽ gây ra các cơn hoa mắt chóng mặt, đau đầu.
* Cà rốt: trong cà rốt chứa nhiều muối succinic, một thành phần khử kali trong máu, thải ra ngoài qua nước tiểu, làm giảm huyết áp.
* Hạt dẻ, táo mèo sữa ong chúa là những thực phẩm có tác dụng co bóp cơ tim, giãn động mạch huyết quản, làm tụt huyết áp không tốt cho người bệnh.
* Những thực phẩm có tính hàn như rau cần tây, rau bina, đậu xanh, đậu đỏ, dưa hấu, hành tây, hạt hướng dương…có thể gây hạ huyết áp, người bệnh nên kiêng ăn.
* Tắm nóng lạnh luân phiên có thể giúp rèn luyện trương lực mạch máu, tốt cho người bệnh. Cần thận trọng khi xông hơi, tắm nước nóng để tránh nguy cơ tụt huyết áp do mất nước, giãn mạch. * Vận động, tránh đứng một chỗ quá lâu, tập luyện các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, cầu lông hay thể dục nhịp điệu hoàn toàn tốt cho người bị thiếu máu. * Thay đổi tư thế đúng: Khi ngủ máu tập trung vào gan, phổi, lách, nên gây ra tình trạng thiếu máu não tạm thời. Vì vậy, khi thức dậy cần nằm thêm một lúc, làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy; để chân trên giường, sau đó mới từ từ thả chân xuống; ngồi một lúc rồi mới đứng lên. * Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não. * Nên tránh trèo cao, ra nắng gắt hoặc để bị lạnh đột ngột, nhất là lúc đêm khuya. * Người bị huyết áp thấp vẫn có thể mắc bệnh tăng huyết áp, nhất là ở tuổi trên 50, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để có thể điều chỉnh cho hợp lý.
Bệnh huyết áp thấp không khó chữa, trong quá trình điều trị, người bệnh nên chú ý chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để mang lại hiệu quả cao.
Bạn cũng có thể tham khảo Bài thuốc bổ cho người bị suy nhược cơ thể để biết thêm thông tin chăm sóc bản thân tốt hơn.
Bị Bệnh Cao Huyết Áp (Huyết Áp Cao) Nên Kiêng Gì Để Tránh Nguy Cơ Tai Biến Mạch Máu Não?
Có rất nhiều người bị cao huyết áp (huyết áp cao) quan tâm với câu hỏi: Bị bệnh cao huyết áp nên kiêng gì để tránh nguy cơ tai biến mạch máu não? Chế độ ăn uống như thế nào là phù hợp nhất cho người bị cao huyết áp và có thể phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não? Câu trả lời có trong bài viết sau.
Cao huyết áp (hay còn gọi là tăng huyết áp) là một tình trạng rất nhiều người gặp phải. thường được cho là xảy ra ở những người nóng tính, căng thẳng thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cao huyết áp xảy ra khi lượng máu cao gây áp lực tới thành động mạch. Cao huyết áp có thể gây ra bệnh tim, bệnh thận và đặc biệt đây là bệnh có nguy cơ hàng đầu gây ra tai biến mạch máu não.
Khi chúng ta đo huyết áp là để xác định lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Càng nhiều máu bơm tim và động mạch hẹp lại, thì huyết áp càng cao.
Huyết áp có 2 chỉ số bao gồm huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ).
Hãy kiểm soát chỉ số thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cao huyết áp là gì?
Đối tượng có nguy cơ bị cao huyết áp là thường là những người lớn tuổi; người thừa cân, béo phì; người mắc bệnh thận; bệnh tuyến giáp hoặc những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống nhiều rượu, lười vận động, ít tập thể dục, sử dụng thực phẩm nhiều cholesterol,…
Cao huyết áp cũng là bệnh có thể di truyền. Nếu trong gia đình bạn, có người có tiền sử bị cao huyết áp thì bạn cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này.
Cao huyết áp có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến các cơ quan như tim, thận, não và gây ra các bệnh như , suy tim, suy thận,…
Huyết áp cao không có các triệu chứng rõ ràng và đây được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Do vậy, bạn hãy chủ động đi khám nếu thấy một số dấu hiệu như thường xuyên đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hoặc bạn nghi ngờ mình bị cao huyết áp. Người bị huyết áp cao cần duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát chỉ số huyết áp ổn định. Nếu có diễn biến bất thường, cần đi khám sớm để bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp.
Tại sao cao huyết áp có nguy cơ dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não
Theo thống kê, có tới 80% các ca tai biến mạch máu não có nguyên nhân do cao huyết áp. Cao huyết áp khiến cho áp lực dòng máu đột ngột tăng cao, làm cho mạch máu bị vỡ, nếu xảy ra ở các mạch máu lớn, việc này sẽ làm cho một phần não bộ bị tổn thương do mất máu nuôi dưỡng và cung cấp oxy cho các tế bào não, các tế bào não này sẽ ngừng hoạt động và chết đi sau vài phút được gọi là tai biến mạch máu não dạng xuất huyết não. Nếu việc này xảy ra ở các mạch máu nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông gây bít tắc, cản trở dòng máu nuôi dưỡng tế bào não, được gọi là tai biến mạch máu não dạng nhồi máu não. Tùy thuộc vào diện tích của vùng não bị tổn thương mà sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của phần cơ thể mà vùng não đó điều khiển. Một số di chứng do tai biến mạch máu não gây ra đó là: Liệt nửa người, cấm khẩu, nói ngọng, không hiểu được lời nói,… Trường hợp nặng, tuy cứu vãn được sự sống nhưng cũng để lại di chứng bị tàn phế suốt đời, không còn khả năng lao động, khó trở lại cuộc sống bình thường. Chính vì vậy, cao huyết áp được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng.
Người bị bệnh cao huyết áp nên kiêng gì?
là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Từ chế độ ăn uống đến lối sống, sinh hoạt cũng cần điều chỉnh để phù hợp với tình trạng sức khỏe và không làm bệnh cao huyết áp thêm trầm trọng.
Bị cao huyết áp kiêng ăn gì?
– Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol
– Tránh đồ ăn quá mặn, quá ngọt, quá béo
– Không ăn nội tạng, mỡ động vật
– Không ăn thực phẩm chế biến sẵn như thịt đóng hộp, giăm bông, thịt nguội,…
– Không ăn thực phẩm làm từ sữa béo, chocolate, khoai tây chiên,..
– Hạn chế một số thủy hải sản như tôm đồng, tôm biển, cua biển, mực…
1. Thịt gà: Người bị cao huyết áp nên hạn chế thịt gà vì có nguy cơ làm tăng cholesteron và tăng huyết áp.
Thịt gà và nhất là những loại đồ ăn nhanh làm từ thịt gà không tốt cho người cao huyết áp
2. Nội tạng động vật: Đây là loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là với người bị cao huyết áp.
Tim, gan, cật và một số loại nội tạng là những thực phẩm người bị cao huyết áp nên tránh
3. Đồ ăn cay: Người bị cao huyết áp nên tránh hoàn toàn các loại đồ ăn cay vì nó không tốt cho tất cả các cơ quan trong cơ thể và có thể làm tăng chỉ số huyết áp.
Bị bệnh cao huyết áp nên tránh ăn các món ăn cay, có nhiều gia vị như ớt…
Bị cao huyết áp kiêng uống gì?
Trà đặc: Những người có huyết áp cao không nên uống trà đặc vì sẽ gây mất ngủ và có thể làm cho huyết áp tăng cao.
Cà phê: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, uống cà phê có nguy cơ làm tăng huyết áp. Do vậy bạn cũng không nên dùng loại đồ uống uống này.
Cà phê là một trong những chất kích thích người bị cao huyết áp không nên uống
Rượu, bia: Hạn chế và nếu có thể hãy tránh hoàn toàn đồ uống có cồn vì chúng làm tim đập nhanh và mạch máu co lại khiến huyết áp tăng cao.
Bị cao huyết áp nên điều chỉnh thói quen, lối sống
Người bị cao huyết áp tránh căng thẳng và không nên thức khuya vì điều này có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.
Nếu người bệnh cao huyết áp thực hiện được chế độ ăn uống, sinh hoạt kiêng khem nghiêm ngặt thì có thể ngăn ngừa được nguy cơ bị bệnh tai biến mạch máu não.
Người bị bệnh cao huyết áp nên ăn gì?
Người huyết áp cao nên bổ sung thực phẩm giàu magie, kali, và canxi.
Rau màu xanh đậm: Đó là các loại rau như rau diếp, rau xà lách, rau cải xoăn, rau chân vịt,… đều rất giàu kali sẽ giúp trung hòa natri trong cơ thể, loại bỏ natri trong thận qua đường nước tiểu, từ đó giúp hạ huyết áp.
Rau lá xanh như xà lách, cải xoăn,… sẽ giúp người bệnh hạ huyết áp
Khoai tây: Trong thành phần của khoai tây có chứa hai loại khoáng chất là kali và magiê giúp hạ huyết áp. Khoai tây cũng rất giàu chất xơ nên tốt cho cơ thể của bạn.
Người bị cao huyết áp có thể thêm khoai tây vào thực đơn vì chúng chưa nhiều kali và magiê giúp hạ huyết áp
Củ cải đường (củ dền): Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe của những người mắc bệnh cao huyết áp đều được cải thiện đáng kể sau khi uống nước ép từ củ cải đường.
Sữa không đường: Các loại sữa không đường là một nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời trong việc cung cấp canxi, ít chất béo rất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta, đều rất hữu ích trong hạ huyết áp.
Sữa không đường không chỉ tốt cho người bị cao huyết áp mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể
Chuối: Nếu muốn cung cấp kali cho cơ thể, bạn không thể bỏ qua quả chuối trong khẩu phần ăn hàng ngày để hạ huyết áp. Đây cũng là loại quả hàng đầu trong phòng ngừa tai biến mạch máu não.
Loại quả quen thuộc này nên được thêm vào thực đơn thường xuyên của người bị cao huyết áp
Phòng ngừa cao huyết áp không lo tai biến mạch máu não
Bên cạnh các biện pháp như trên, bạn nên kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược an toàn, không gây tác dụng phụ để phòng ngừa tai biến mạch máu não. Đây cũng là xu hướng được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao, nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn và thực tế cho thấy hiệu quả tốt. Điển hình trong dòng sản phẩm này tại Việt Nam là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
có thành phần chính là enzyme. Đây là một loại enzyme được chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi Natto, được làm bằng cách lên men đỗ tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.
Chính vì thế, các nhà khoa học Việt Nam đã tận dụng những ưu điểm của món ăn này để chiết xuất enzyme Nattokinase và bào chế thành công sản phẩm Nattospes nổi tiếng nhiều năm qua, hữu ích trong việc phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, nhất là ở những người đang mắc bệnh cao huyết áp; cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn đột quỵ não và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nattospes hỗ trợ phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả
Sản phẩm Nattospes cho thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt
Đa số người dùng Nattospes chia sẻ sức khỏe của họ đã cải thiện rõ rệt qua 3 giai đoạn:
Sau 2 – 4 tuần: Người dùng tỉnh táo hơn, các chức năng do vùng não bị ảnh hưởng kiểm soát bắt đầu hoạt động trở lại. Hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, đau nhức,… giảm đáng kể. Ở những người bị cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,… các chỉ số bước đầu có xu hướng cải thiện. Người dùng thấy tỉnh táo, việc cử động, nói chuyện dễ dàng hơn.
Sau 1 – 3 tháng: Người bị tai biến dần phục hồi sức khỏe. Các di chứng như: Vận động khó khăn, khó nói, suy giảm trí nhớ,… đều cải thiện rõ rệt. Người dùng ăn uống tốt, cơ thể khỏe mạnh, vui vẻ hơn.
Sau 3 – 6 tháng: Người dùng tiếp tục cải thiện sức khỏe, huyết áp ổn định, đẩy lùi nguy cơ tai biến mạch máu não tái phát.
Sau giai đoạn này, nhiều người duy trì sử dụng Nattospes hàng ngày cho thấy cả thể chất và tinh thần đều cải thiện tốt, không có tác dụng phụ hay vấn đề phát sinh. Hiệu quả của sản phẩm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người.
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Chia sẻ của những người bị cao huyết áp dùng Nattospes cải thiện bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả
Trong những năm qua, rất nhiều người đã sử dụng Nattospes giúp phòng ngừa và cải thiện các di chứng sau tai biến mạch máu não hiệu quả.
Điển hình là trường hợp của ông Võ Văn Tám ở quận Thủ Đức, chúng tôi (SĐT anh Thảo – con rể ông Tám: ). Mời bạn cùng lắng nghe câu chuyện của ông Tám trong video sau:
Những phản hồi nổi bật của người dùng
Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Giới chuyên gia đánh giá thế nào về tác dụng của Nattospes?
GS.TS Nguyễn Văn Thông đánh giá hiệu quả của Nattospes trong dự phòng tai biến mạch máu não:
Những giải thưởng uy tín được trao cho sản phẩm Nattospes
Hiệu quả của Nattospes không chỉ được khẳng định qua nhiều trường hợp sử dụng tốt và ý kiến đánh giá của các chuyên gia mà nhiều năm liền, Nattospes đều được vinh danh là: “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”, “Top 100 sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em”. Gần đây nhất, Nattospes đã được chứng nhận đánh giá độc lập tiêu chuẩn quốc tế và lọt top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2019.
Một trong nhiều giải thưởng Nattospes đã đạt được
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tai biến mạch máu não và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 ; hotline (ZALO/VIBER): 0917185170 / 0917230950 .
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Bạn đang xem bài viết 4 Món Ăn Quý Hơn Thuốc Dành Cho Người Bị Tăng Huyết Áp Và Bệnh Mạch Vành trên website Visuantoancuaban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!